Các lỗi khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục

Phòng bếp là nơi ấm cúng nhất gia đình, là nơi cả nhà cùng sum vầy ăn những bữa cơm ngon và cũng là nơi gắn kết gia đình bằng cách cùng nhau làm ra những món ăn hấp dẫn. Để đảm bảo an toàn trong lúc nấu nướng nhiều gia đình là lựa chọn bếp từ thay thế bếp gas để tránh những trường hợp cháy nổ trong gia đình.

Bếp từ là một thiết bị tích hợp nhiều chức năng, sử dụng dễ dàng và an toàn. Có thế thấy bếp từ là thiết bị thông minh, hiện đại và có hiệu suất cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bếp từ thường xuất hiện một số lỗi nhỏ không đáng có. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 12 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục. Cùng tìm hiểu với Chamnha.com nhé!

1.Bếp từ tắt khi đang nấu

Bếp từ đang trong quá trình nấu mà tự động tắt là một trong những câu hỏi nhiều người quan tâm. Nguyên nhân có thể do bạn đang sử dụng bếp từ có tính năng tự động tắt. Có thể do bạn nấu liên tục vượt quá giới hạn thời gian nấu tối đa. Để có thể khắc phục nguyên nhân này bạn hãy tham khảo sách hướng dẫn nhé.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể khiến bếp từ tắt khi đang nấu là trong quá trình nấu dụng cụ nấu bạn không đặt chính xác trên bề mặt nấu. Vì khi dụng cụ nấu đặt lệch vị trí của vùng nấu thì cảm biến của bếp không thể nhận biết được nên bếp từ tắt bếp. Để tránh trường hợp này xảy ra bạn hãy kiểm tra và đặt dụng cụ nấu đúng cách để tránh vấn đề này này xảy ra.

Không những thế, nếu cảm biến nhiệt ở bên trong bếp từ phát hiện độ cao thì bếp từ sẽ tự tắt. Trong trường hợp này bạn hãy kiểm tra và đảm bảo các lỗ thông hơi không được che chắn hoặc bị chặn nên hãy để bếp nghỉ ngơi vài phút.

Cuối cùng, bếp tắt trong lúc đang nấu là do chất lỏng bị tràn hoặc có thể do có vật nằm trên vùng điều khiển của bếp. Để khắc phục vấn đề này bạn hãy làm sạch vùng tràn nước hoặc loại bỏ vật thể trên vùng điều khiển.

2. Bật nút nguồn nhưng bếp từ không hoạt động

Bếp từ hiện đang được đông đảo khách hàng lựa chọn tin tưởng dùng. Tuy nhiên, một số người phàn nàn rằng đôi lúc bật nút nguồn nhưng bếp không hoạt động. Vậy, nguyên nhân là gì? Đó có thể do các nút điều khiển của bếp bị khoá. Vì thế, bạn hãy mở khoá để bếp hoạt động bình thường nhé!

Ngoài ra, cũng có thể do cầu chì bị ngắt hoặc có thể bị hỏng. Nếu cầu chì bị ngắt thì bạn hãy kiểm tra và trường hợp bị hư hỏng thì bạn hãy liên hệ thợ sửa chữa chuyên nghiệp.

3.Bếp từ không nhận nồi, kích cỡ nồi không phù hợp – Lỗi E0

Bếp từ chỉ nấu với các loại nồi được làm từ chất liệu inox cao cấp, có đáy nhiễm từ, men sắt, thép không gỉ. Chính vì thế, lỗi E0 của bếp từ là do nồi làm từ nhôm, đất..không sử dụng được trên bếp từ. Hoặc có thể nồi có kích thước nhỏ và nhỏ hơn ½ so với vòng bếp từ nên không hoạt động được.

Lựa chọn kích thước nồi khi nấu bếp từ
Sử dụng nồi thích hợp khi nấu bếp từ

Khắc phục vấn đề này bằng cách bạn hãy thay đổi nồi phù hợp với bếp từ nhà bạn. Ngoài ra, khi mua nồi bạn cần phải kiểm tra kích thước để nồi phù hợp với bếp.

4 Bếp từ quá nhiệt – Lỗi E1

Tiếp theo, lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ không ít người mắc phải. Đó là bị quá nhiệt trong quá trình sử dụng. Bạn nấu trong thời gian dài và sử dụng nhiệt độ cao thì rất dễ dàng dẫn đến tình trạng này.

Quạt gió làm mát bếp từ
Quạt gió làm mát cho bếp từ

Nguyên nhân của vấn đề này là nấu với công suất lớn thì quạt gió không kịp làm mát toàn bộ bếp dẫn đến hệ thống cảm biến đưa ra cảnh báo và ngừng hoạt động.

Để giải quyết tình trạng này, bạn nên tắt bếp ngay nhưng chú ý không rút nguồn điện nhé để giữ cho quạt gió làm việc. Để có thể bếp giảm nhiệt độ nhanh thì bạn có thể sử dụng quạt điện để giảm nhé. Đặc biệt, bạn đừng nấu ngay thì nhiệt độ giảm mà hãy chờ ít nhất 30 phút rồi nấu nhé.

5. E2 – Điện quá mạnh

Lỗi E2 bếp từ rất ít người mắc phải vì chủ yếu do nguồn điện chỗ bạn không ổn định hoặc điện áp cao hơn mức bình thường. Vì khi có nguồn điện cao sẽ làm cảm biến của bếp sẽ tự động ngắt điện và cảnh báo.

Để đảm bảo an toàn cho bếp bạn chỉ nên sử dụng đúng mức quy định. Bếp từ thường sử dụng ổn áp có đầu ra 220V.

Click here để xem mẹo sử dụng bếp từ tiết kiệm điện năng.

6. E3 – Điện cung cấp bếp từ yếu

Lỗi E3 bếp từ là tình trạng phổ biến thường xuyên của nhiều gia đình. Khi sử dụng bếp từ nếu điện cung cấp cho bếp quá yếu không đủ để hoạt động. Đây là lý do mà bếp từ không hoạt động hoặc tắt liên tục. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều sẽ làm bếp dễ hư hỏng, giảm tuổi thọ của bếp.

Nguyên nhân xuất hiện lỗi E3 bếp từ có thể do nhà bạn quá xa trạm điện chính hoặc bạn nấu trong thời gian cao điểm sử dụng điện.

Để sửa chữa bếp từ gặp tình trạng này thì bạn hãy sử dụng ổn áp cho bếp từ của mình.

7. E4 – Điện quá tải, nhiệt độ nồi cao

Bếp từ khi đang hoạt động có lỗi tiếp bíp gián đoạn. Nguyên nhân là do điện năng quá tải và có thể do nhiệt độ nồi ở trên bếp cao. Nó dẫn đến tình trạng bếp sẽ có tiếng bip và ngừng hoạt động.

Cũng như trường hợp lỗi E1, để sữa chửa bếp từ bạn hãy tắt bếp. Sau đó để bếp nguội và ít nhất sau 30 phút hãy sử dụng lại.

8. E5 – Trở cảm biến quá nhiệt

Trong lúc nấu ăn rất nhiều người thường có thói quen sử dụng nhiệt độ cao để thức ăn nhanh chín. Tuy nhiên, nếu bạn để nhiệt độ cao sẽ khiến trở cảm biến của bếp bị quá nhiệt. Bếp sẽ tự động ngưng hoạt động nếu nhiệt độ nóng quá mức. Khi vấn đề này xảy ra, bạn nên để nguội bếp rồi hãy sử dụng nhé.

Khi sử dụng bếp từ bạn nên chú ý đến nhiệt độ nấu. Nên lựa chọn nhiệt độ vừa phải để tránh quá tải nhiệt.

9. E6 – Nhiệt độ đáy nồi cao, cảm biến có vấn đề

Sử dụng nhiệt độ phù hợp khi dùng bếp từ
Nhiệt đồ nồi cao bếp từ sẽ ngừng hoạt động

Bếp từ là một bếp hiện đại, an toàn khi cảm biến gặp phải vấn đề như: bị tắt, lỏng hoặc vó thể do đáy nồi quá nóng. Trong trường hợp này, bếp từ cần giảm nhiệt độ ngay nên bạn hãy tắt bếp, làm thông thoáng xung quanh bếp, chỉ khi nào bếp nguội bạn mới được nấu tiếp. Ngoài ra, nếu cảm biến nóng quá bị cháy thì hãy thay cảm biến mới.

10. EF- Bề mặt ướt

Bề mặt ướt sẽ không nấu được thức ăn
Bề mắt bếp ướt sẽ không nấu được thức ăn

Lỗi EF bếp từ là lỗi rất phổ biến mà bạn nên tham khảo đó là bề mặt bị ướt. Khi bề mặt bếp ướt thì bếp sẽ không nấu được thức ăn. Khi gặp phải vấn đề này bạn hãy tắt bếp ngay lập tức và sau đó dùng khăn mềm lau sạch trên bề mặt bếp đến khi khô. Nhắc bạn hãy lau thật nhẹ nhàng tránh trầy sước bề mặt bếp. Sau khi bếp khô bạn có thể sử dụng bếp như bình thường.

11. AD – Nồi quá nóng, đáy nồi không bằng phẳng

Bếp từ khi nấu sẽ tự tắt nếu có vật cản giữa mặt bếp và đáy nồi. Nếu đáy nồi khi nấu không bằng phẳng sẽ khiên phần đáy không tiếp xúc được với mặt bếp, khi đó bếp từ sẽ bị báo lỗi.

Đáy nồi không bằng phẳng bếp từ sẽ không nhận
Lựa chọn nồi có đáy bằng phẳng

Với trường hợp có vật cản thì bạn hãy loại bỏ nó và  lau sạch bề mặt bếp, đáy nồi. Khi những chiếc nồi có đáy không bằng phẳng bạn hãy thay nồi phù hợp để dễ dàng trong việc nấu ăn.

12. Đèn LED hiển thị liên tục nhấp nháy

Khi gặp lỗi này bạn đừng lo lắng quá nhé! Vì bếp từ có bộ phận cảm biến phát hiện các dụng cụ nấu có trên bếp hoặc dụng cụ không đặt đúng trên bề mặt bếp đèn sẽ báo hiệu nhấp nháy. Ngoài ra, còn có lý do khác khiến đèn nhấp nháy là do bạn đã quên tắt bếp cảm ứng sau khi đã sử dụng xong bếp từ. Đây là một thiết lập cài đặt an toàn của bếp từ.

Tôi từng nghe câu “Trên đời này không có gì là hoàn hảo” vì thế dù là con người hay thiết bị thì cũng có lợi thế riêng và nhược điểm nhất định. Tuy bếp từ có một số tình trạng lỗi nhẹ xảy ra nhưng lợi ích của bếp từ mang lại thì chúng ta phải công nhận. Mặc dù, bếp từ có ghi nhận một số vấn đề nhưng đó không phải sự cố to lớn gì. Vì vậy, bếp từ vẫn xứng đáng là một sản phẩm đáng để sử dụng trong căn bếp nhà bạn.

Mong rằng thông qua bài viết của Chamnha.com chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về các lỗi thường gặp ở bếp từ. Qua đó, bạn sẽ sử dụng bếp từ tốt và biết cách khác phục chúng. Chúc các bạn thành công!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Chăm Nhà - chamnha.com
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0