Có nên mua máy làm bánh mì không?

Từ lâu bánh mì là sự lựa chọn tiện lợi và ngon miệng của các gia đình, thật khó để chuẩn bị những món soup vào bữa sáng của những người bận rộn. Hiện nay, xu hướng làm bánh mì tại nhà đang được nhiều người quan tâm. Nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho gia đình mình mà các bà nội trợ chẳng mất nhiều thời gian để chế biến ra những ổ bánh mì nóng hổi, thơm ngon lại yên tâm sử dụng. Ăn bánh mì và uống sữa vào bữa sáng sẽ giúp cung cấp năng lượng đầy đủ và cân đối. Chính vì vậy nhiều gia đình đã mua máy làm bánh mì tự làm bánh tại nhà. Với sản phẩm này bạn có thể làm được nhiều loại bánh mì khác nhau tuỳ theo sở thích của các thành viên trong gia đình. Chắc chắn bạn sẽ có bữa sáng ngon miệng và đảm bảo vệ sinh. Thế nhưng, có nhiều người băn khoăn có nên mua máy làm bánh mì không? Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả thì mọi người hãy theo dõi bài viết dưới đây của Chamnha.com nhé!

Máy làm bánh mì là gì?

Máy làm bánh mì là một thiết bị điện gia dụng bán tự động có khả năng thực hiện các công đoạn trộn bột, ủ bột và nướng bánh một cách tự động mà không cần đến sức lực của con người. Đặc biệt, người sử dụng chỉ cần cho đầy đủ nguyên liệu cần thiết chẳng hạn như: bột mì, sữa, men nở, gia vị như muối, đường…theo công thức tỉ lệ của từng loại bánh mì và cài đặt chế độ phù hợp rồi ấn nút khởi động. Sau khi hết thời gian cài đặt thì những ổ bánh mì thơm ngon, nóng hổi đã hoàn thành, bạn chỉ cần việc lấy bánh ra để nguội là có thể thưởng thức cùng gia đình, bạn bè. Thậm chí, máy làm bánh mì tự động còn được trang bị chế độ hẹn giờ tối đa 13 tiếng nên bạn có thể bắt đầu làm bánh vào buổi tối và món bánh vẫn đạt được độ giòn, nóng cho tới buổi sáng hôm sau.

Bạn có tò mò máy làm bánh mì có chức năng gì không? Theo Chamnha.com được biết thì chiếc máy này có 4 chức năng thông dụng sau:

  • Nhào bột: có lẽ đây là một trong những chức năng chính của máy làm bánh mì. Bạn chỉ cần cho đầy đủ các nguyên liệu vào chiếc máy sẽ tự động nhào, trộn đều bột cho đến khi trở thành một khối mềm dẻo, nhuyễn là được.
  • Ủ bột: Sau công đoạn nhào bột thì sẽ sẽ đến bước ủ bộ, máy sẽ tự động chuyển qua chế độ ủ bột để bột nở. Đặc biệt, ủ bộ bằng máy sẽ đem lại hiệu quả tối đa mà hoàn toàn không lo bị hỏng do nhiệt độ không phù hợp.
  • Nướng bánh là chức năng cuối cùng của chiếc máy làm bánh mì. Đây là công đoạn tạo ra những chiếc bánh hấp dẫn bởi màu sắc cùng như hương vị thơm ngon khó cưỡng. Máy được tích hợp nhiều chế độ tự chọn để vỏ bánh có màu vàng nhạt đến nâu đậm, thoả mãn sở thích của từng người.
  • Làm mứt: ngoài những chức năng để tạo ra một chiếc bánh mì hoàn chỉnh thì đây là một chức năng mở rộng của máy làm bánh mì. Chỉ cần bạn cho nguyên liệu chế biến sẵn, cho thêm đường và nước. Tiếp theo bật nút khởi động, máy sẽ tự thực hiện quy trình nấu để tạo ra mẻ mứt thơm ngon.

Cấu tạo của máy làm bánh mì

Máy làm bánh mì được thiết kế khá nhỏ gọn, đơn giản
Cấu tạo máy làm bánh mì

Máy làm bánh mì được thiết kế khá nhỏ gọn, lòng nồi thông thường sẽ có dung tích lớn với khả năng làm bánh có khối lượng từ 700 gram cho đến 900 gram, đáp ứng được khẩu phần ăn cho từ 4 – 6 người. Đặc biệt, máy làm bánh mì tự động thường được cấu tạo từ 3 bộ phận chính:

  • Nắp máy: Thông thường tuỳ theo từng các nhà sản xuất mà chất liệu tạo nên phần nắp máy sẽ khác nhau. Phần lớn, nắp máy sẽ được làm bằng kính cường lực cao cấp, có khả năng chịu được áp lực cao, một số sản phẩm nồi làm bánh mì còn có phần cửa sổ trong suốt để người dùng có thể dễ dàng theo dõi quá trình làm bánh. Hầu hết, các sản phẩm trên nắp máy có phần tay cầm được làm bằng nhựa, để có thể cầm nắm, mở nắp dễ dàng. Ngoài ra, bộ phận này có nhiệm vụ ngăn nhiệt thoát ra ngoài, giữ vệ sinh, tránh bụi bẩn trong quá trình nấu.
  • Thân máy: đây là bộ phận quan trọng của máy làm bánh mì cũng là phần bảo vệ bên ngoài khuôn nướng, nồi nướng. Bộ phận thân máy gồm 2 phần phụ. Thứ nhất, bộ phận trộn bột là bộ phận chứa nguyên liệu, trong này sẽ có lưỡi dao trộn bột được lắp đặt có thể tháo rời và dịch chuyển, bởi sau khi máy hoàn tất quy trình trộn bột, phần lưỡi dao trộn sẽ được đẩy sâu vào trong để không làm ảnh hưởng đến quá trình tạo hình của bánh. Thứ hai, bộ phận khuôn nướng đây là một phận không chỉ có chức năng nướng bánh mà còn lại là nơi để tạo hinh bánh, ủ men, sau đó mới đến công đoạn nướng bánh.
  • Bảng điều khiển: là bộ phận quan trọng của máy làm bánh mì, chi phối hoạt động của máy. Trên bảng điều khiển có gắn màn hình LED hoặc LCD để hiển thị thời gian làm bánh và các thông số khác nhau. Bảng điều khiển sử dụng màn hình Led hiển thị các thông số như thời gian, chế độ, nút bắt đầu/kết thúc và các chương trình cài đặt khác nhau.

Đã khi nào bạn tự hỏi răng máy làm bánh mì hoạt động như thế nào chưa? Còn Chăm nhà thì rất tò mò đấy, được biết thông thường trên máy sẽ có màn hình hiển thị: thời gian đếm ngược cho đến lúc mà bánh mì ra thành phẩm và menu được chọn máy đang ở giai đoạn nào.

Quy trình làm ra chiếc bành mì diễn ra như sau:

Khi bấm nút khởi động, lưỡi trộn sẽ quay thật đều để trộn các nguyên liệu đã được chuẩn bị và đổ vào xô. Ở một số chế độ thường là với chế độ sử dụng bột nguyên cám hoặ các loại bột Gluten yếu, nhiều cám thì máy sẽ trộn bột ngay mà đưa nguyên liệu về nhiệt độ lý tưởng trước rồi mới trộn. Hoặc có thể máy trộn rất nhẹ nhàng trong vài chục giây rồi dừng. Sau một khoảng thời gian nhất định khi khối bột đã dai và đàn hồi hơn thì máy mới đổ men và trộn. Tiếp đến, khi men được trộn đều với các nguyên liệu, khối bột sẽ được nghỉ để lên men. Sau khi lên men thì khối bột sẽ nở phồng, biến chiếc máy thành một chiếc lò nướng mini và bánh được nướng chín. Tuỳ theo mỗi chế độ làm bánh mà có thể có 2-3 lần trộn và lên men trong suốt quá trình làm bánh (số lần không cố định). Được biết, một số máy hiện đại ra đời sau, cho phép tuỳ chỉnh quy trình theo ý muốn. Thông thường, quy trình và thời gian trộn tuỳ thuộc vào từng chế độ làm bánh của từng loại máy. Cần trung bình 3-4 tiếng cho một ổ bánh mì cơ bản, kể từ khi máy bắt đầu chạy. Riêng có một số bánh có quy trình làm từ 5-6 tiếng tuy nhiên cũng có bánh làm từ 1-2 tiếng.

Ưu, nhược điểm của máy làm bánh mì  

Ưu điểm của máy làm bánh mì

Hiện nay, máy làm bánh mì được thiết kế có dung tích và công suất lớn, thông thường có công suất từ 350W cho đến 700W. Với mức công suất này thì vừa đủ để làm bánh với tốc độ nhanh và tiết kiệm điện năng tối ưu. Hiện nay, dung tích máy phổ biến là 2-3 lít, đủ để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình từ 4-5 người. Hơn nữa, các loại máy làm bánh mì được làm bằng những chất liệu tốt, chất lượng cao, độ bền lâu. Thậm chí, khi máy làm bánh mì được thiết kế với những chất liệu tốt như vậy thì trong quá trình sử dụng bạn sẽ không phải lo lắng tới sức khoẻ.

Khi sử dụng máy làm bánh mì bạn sẽ tiết kiệm công sức, rút ngắn thời gian nấu, không phải mó tay vào bột vì các khâu nhào bột, ủ bột máy đã tự động làm, bạn chỉ cần cho nguyên liệu vào máy và chọn chế độ là sẽ có ngay chiếc bánh mì nóng hổi, thơm ngon. Hơn nữa, cách sử dụng máy làm bánh mì tự động cũng khá đơn giản nên mọi người trong gia đình bạn đều có thể tự thao tác nhanh chóng, dễ dàng để làm ra những ổ bánh mì thơm ngon.

Máy làm bánh mì làm được rất nhiều món ăn không chỉ dùng để tạo ra những chiếc bánh mì, loại máy này còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong công đoạn nhào bột làm bánh ngọt, bánh mì baguette Pháp, bánh quy, bánh bao, bánh donut, hotdog hay làm sợi mì tươi, sợi mì pasta. Với những chức năng mà máy mang lại bạn có thể xem đây là một chiếc máy trộn bột đa năng, hữu hiệu, phục vụ tốt cho sở thích nấu nướng của mình.

Chăm nhà khẳng định rằng, khi bạn sở hữu một chiếc máy làm bánh mì việc làm bánh tại nhà sẽ đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh. Ngoài ra, bạn sẽ yên tâm hơn với chất lượng đồ ăn khi có thể tự tay chọn mua nguyên liệu sạch có thông tin xuất xứ, tên thương hiệu chi tiết trên bao bì sản phẩm cũng được tận mắt theo dõi sát sao trong quá trình nấu nướng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thậm chí, khi chế biến bằng máy làm bánh tự động xong, bạn chỉ cần vệ sinh lồng nướng với nước và nước rửa chén rồi dùng khăn lau sạch phần thân, nắp máy là xong. Bạn phải công nhận rằng máy làm bánh mì dễ dàng vệ sinh so với lúc làm bánh mì thủ công.

Nhược điểm của máy làm bánh mì

Máy làm bánh mì được thiết kế với hình dạng khuôn nướng bánh là hình trụ hoặc hình chữ nhật, nên bánh làm ra chỉ sẽ có hình này, baạn không thể làm khổ bánh nhỏ hay tạo hình gì đặc biệt. Nếu bạn muốn sáng tạo ra những kiểu dáng độc đáo, ngộ nghĩnh, bạn sẽ phải sử dụng thêm lò nướngđể làm chín bánh, bạn chỉ trộn bột bằng máy làm bánh mì rồi cho ra ngoài nặn bột hoặc đổ khuôn nhỏ rời bên ngoài.

Có nên mua máy làm bánh mì không?

Máy làm bánh mì không chỉ là công cụ thay thế những người đầu bếp tạo ra những mẻ bánh mì thơm ngon tại nhà mà nó còn là cách  để bảo vệ sức khoẻ, bởi những lợi ích mà bánh mì đem lại. Nhiều nhà nghiên cứu thường khuyên nếu sử dụng bánh mì thường xuyên vào buổi sáng, sẽ giống như sử dụng một liều men vi sinh cho đường ruột, bởi trong bánh mì có hàm lượng chất xơ khá cao, chất xơ sẽ đi vào trong dạ dày, qua đại tràng và giúp hệ tiêu hoá được khoẻ mạnh hơn, ngăn chặn tình trạng táo bón.

Máy làm bánh mì làm được nhiều loại bánh khác nhau
Máy làm bánh mì

Nhiều người thường lầm tưởng máy bánh mì chỉ có khả năng làm được bánh mì ruột trắng, không những thế máy còn có thể làm được nhiều loại bánh mì khác nhau. Điểm đặc biệt, máy còn có chu trình nhào bột khác nhau như nhào bột bánh mì nhão, đế bánh pizza, vỏ há cảo. Bạn phải công nhận rằng máy làm bánh mì rất đa năng và tiện dụng phải không nào!

Bạn đang phân vân có nên mua máy làm bánh mì không? Chăm nhà nghĩ, tự làm bánh ở nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chọn mua nguyên liệu sạch, có xuất xứ rõ ràng cũng như chắc chắn rằng trong quá trình nấu nướng diễn ra trong điều kiện sạch sẽ, thoáng mát, hợp vệ sinh. Khi sử dụng máy làm bánh mì bạn sẽ đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nỗi lo về an toàn vệ sinh thực phẩm của các bà nội trợ là có thể hiểu được bởi vì chúng ta không thể biết được quy trình, nguyên liệu, máy móc làm bánh tại các cửa hàng có đủ đảm bảo hay không.

Sử dụng máy làm bánh mì bạn sẽ đảm bảo sức khoẻ cho gia đình
Khi sử dụng máy làm bánh mì bạn sẽ đảm bảo đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi sử dụng máy làm bánh mì bạn sẽ giảm bớt được thời gian. Thay vì phải trải qua các công đoạn làm bánh như nhồi bột, ủ bột, nặn bánh và nướng bánh thì chỉ với chiếc máy làm bánh mì bạn chỉ cần cho đủ nguyên liệu và nhấn nút khởi động là xong. Khoảng thời gian còn lại bạn có thể làm những điều mình thích hay dọn dẹp.

Như các bạn cũng biết, nếu bạn làm bánh bằng các cách khác thì quá trình dọn dẹp mới là khâu đáng ngại. Khi bạn sử dụng chiếc máy làm bánh mì thì sau khi ra thành phẩm bạn chỉ việc lấy lồng nướng ra ngâm và chùi rửa nhẹ nhàng. Sau đó, bạn chỉ cần lau qua khăn ẩm là chiếc máy lại sạch tinh tươm.

Nếu bạn không phải là người quá đam mê làm bánh nhưng vẫn muốn có những ổ bánh thơm phức chất lượng do chính tay mình làm ra thì có lẽ đây là thiết bị dành cho bạn. Trên thị trường, các dòng bánh mì ngọt bán ngoài thịt trường thì nhà sản xuất đều sử dụng chất béo từ dầu cọ nên hậu vị khá gắt. Với chiếc máy làm bánh mì tại nhà thì bạn nên thay chúng bằng dầu đậu nành hoặc bơ động vật thì bánh khi ra thành phẩm sẽ có vị dịu hơn rất là nhiều đấy. Thậm chí, bạn có thể thay thế nước bằng sữa tươi để thêm dinh dưỡng cho bánh.

Thương hiệu máy bánh mì tốt

So với các sản phẩm đồ gia dụng hiện nay thì máy làm bánh mì ít phổ biến hơn. Chính vì thế, mà các sản phẩm làm bánh mì tại thị trường Việt Nam cũng không đa dạng và ít xuất hiện tại các cửa hàng. Dưới đây, Chăm nhà sẽ chỉ ra những thương hiệu, dòng máy làm bánh tốt mà bạn có thể mua tại Việt Nam.

Máy làm bánh mì Tiross

Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ đến thương hiệu Tiross, là thương hiệu nổi tiếng đến từ Ba Lan chuyên sản xuất đồ gia dụng và được vô vàn người tin dùng sử dụng trong nhiều năm. Hiện nay, máy làm bánh mì Tiross gồm 3 dòng sản phẩm đó là TS 820, TS 821 và ts 822. Cả ba chiếc máy này đều có chức năng tương tự nhau chỉ khác nhau về dung tích cũng như giá tiền.

Máy làm bánh mì Tiross thì có rất nhiều chức năng và chế độ khác nhau, nổi bật của dòng máy này là làm bánh nhanh, nhào được bột để làm nhiều loại bánh và mì sợi. Hơn nữa, máy được thiết kế vô cùng bắt mắt và làm được bánh có khối lượng lớn và còn có chế độ hẹn giờ lên tới 13 tiếng tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong quá trình nấu. Một điểm cộng nữa là máy làm bánh mì của Tiross được cài đặ sẵn 12 công thức nấu tiện ích, giúp việc nấu ăn của bạn nhanh chóng và thuận lợi hơn bao giờ hết.

Máy làm bánh mì Panasonic

Thương hiệu Panasonic không còn xa lạ gì với chúng ta nữa nhỉ, đây là một thương hiệu xuất xứ từ Nhật Bản và nổi tiếng từ rất lâu. Các sản phẩm đồ gia dụng của hãng này thì không phải bàn cãi, ai cũng biết đến với chất lượng tốt, mẫu thiết kế đẹp sang trọng, độ bền cao. Hiện tại, máy làm bánh mì Panasonic SD-P104WRA được rất nhiều người lựa chọn và tin dùng.

Máy làm bánh mì Panasonic có nhiều chế độ tự động, nhiệt độ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện môi trường. Ngoài ra, máy còn được trang bị bộ định lượng (khay đựng) men và hạt khô riêng, bạn không cần đổ trực tiếp vào máy lúc trộn bột, nhờ vậy việc phân bổ nguyên liệu trong ổ bánh được nhiều hơn. Thậm chí, máy còn có chế độ hẹn giờ lên đến 13 giờ, chức năng ghi nhớ khi mất điện tời 10 phút. Không chỉ có vậy, máy làm bánh Panasonic còn cài đặt sẵn 13 menu làm bánh, giúp món bánh trở nên phong phú hơn. Thế nhưng, nhược điểm của máy làm bánh mì Panasonic đó là giá thành máy khá cao, phù hợp với các gia đình có điều kiện kinh tế.

Máy làm bánh mì Kangaroo

Nhắc đến thương hiệu máy làm bánh mì tốt thì chúng ta không thể bỏ qua các sản phẩm của Kangaroo, đây là một thương hiệu điện gia dụng nổi tiếng của Hàn Quốc. Trong những năm trở lại đây các sản của Kangaroo rất được lòng của khách hàng tại Việt Nam bởi chất lượng cũng như giá thành.

Máy làm bánh mì Kangaroo có giá bán rẻ so với các loại máy của những thương hiệu khác, giá chỉ tầm từ 1-1,5 triệu đồng. Hơn nữa, máy có 12 chức năng làm bánh gần giống với thiết kế của thương hiệu máy Tiross, có chế độ hẹn giờ 13 tiếng, tự động hoạt động trở lại sau khi mất điện, có chế độ chọn vỏ bánh. Đặc biệt, lòng nướng của Kangaroo chống dính có thể tháo tời để dễ dàng cho việc vệ sinh. Bên cạnh đó, máy làm bánh mì Kangaroo chỉ có một nhược điểm đó là công suất khá yếu, hợp với những gia đình ít người.

Máy làm bánh mì Zojirushi

Máy làm bánh mì Zojirushi được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Zojirushi có võ máy được làm bằng nhựa cao cấp kháng vỡ, màu trắng sang trọng, với chức năng làm bánh tiện lợi sẽ giúp cho gia đình bạn thực hiện công việc bếp núc trở nên nhanh chóng hơn. Đặc biệt máy có chức năng hẹn gờ 13 tiếng, giúp bạn không phải đứng canh liên tục khi làm bánh. Với dung tích 1 lít, nướng được ổ bánh mì 450 gram và gồm 3 chức năng nướng là mềm, giòn, thường.

Xem ngay: Đánh giá máy nướng bánh mì tốt nhất hiện nay

Lưu ý khi sử dụng máy làm bánh mì: trước khi sử dụng chiếc máy làm bánh mì thì bạn phải tháo khay nướng ra rửa với nước rửa chén, không dùng miếng cọ bằng kim loại mà dùng mút để không làm trầy lớp chống dính. Chăm nhà lưu ý bạn khi cho nguyên liệu vào nên nhớ cho nguyên liệu lỏng vào trước, cho nguyên liệu khô sau. Không nên để men làm bánh mì chạm vào chất lỏng, mục đích là để làm chậm quá trình lên men và không để muối chạm vào men gây chết men. Ngoài ra, nếu trong nguyên liệu có bơ thì không nên cho vào ngay từ đầu, phải đợi máy trộn khối bột đã hoà quyện thì mới được phép cho bơ vào. Không chỉ có vậy, nếu muốn cho thêm hạt thì phải canh chừng khi gần hết thời gian trộn mới cho để hạt không bị hút ẩm nhiều còn giữ được độ giòn.

Chúng ta điều biết thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay là một vấn đề nhức nhối. Bất cứ thứ gì bạn mua luôn là một dấu hỏi lớn ngay cả bánh mì cũng vậy. Liệu quy trình sản xuất có hợp vệ sinh hay không? Liệu bột làm bánh mì có đảm bảo không, có bị pha hay sử dụng hóa chất không…Tất cả những điều đó rất có thể xảy ra, chỉ có điều bạn chưa biết mà thôi. Chúng ta đang sống trong cảnh ăn cũng chết mà không ăn thì chết đói. Đã có nhiều biện pháp các gia đình tự cứu lấy mình như về quê mua rau sạch, thịt sạch, hay mua thực phẩm tại các siêu thị lớn uy tín, tự tay chế biến các món ăn tại nhà thay vì mua ngoài chợ… Và chiếc máy làm bánh mì là một trong những sản phẩm hỗ trợ đắc lực các bà nội trợ chuẩn bị bữa sáng ngon miệng đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho gia đình.

Hi vọng rằng với bài viết của Chamnha.com trên sẽ cung cấp cho bạn một lượng thông tin đầy đủ hay những lý do nên mua máy làm bánh mì. Tuỳ vào từng nhu cầu của mỗi gia đình thì bạn có thể cân nhắc việc sở hữu một chiếc máy làm bánh mì. Đừng quên nhấn nút theo dõi Chăm nhà để không bỏ lỡ những bài viết bổ ích về các kinh nghiệm, mẹo vặt, sửa chữa về đồ gia dụng nhé!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Chăm Nhà - chamnha.com
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0