Thiết bị đo nhịp tim và huyết áp tại nhà tốt nhất

Bạn có hiểu trái tim của mình?

Trái tim được ví như cội nguồn của năng lượng sống. Khi nhìn vào một sinh vật sống, người ta thường ghé tai nghe nhịp đập của mạch máu để biết người đó đang ở tình trạng nào. Hơn ai hết, trái tim là nơi nắm giữ chìa khóa vận hành và chuyển hóa nguồn máu quý hiếm nuôi dưỡng đến tận mọi ngóc ngách của tế bào. Mỗi nhịp tim vang lên cũng là lúc chúng ta còn cảm nhận được sự sống.

Trong cuộc sống bận rộn mọi thứ dường như cứ quay cuồng trong vòng tròn định lý sống và kiếm tiền. Trong những lúc như thế đã bao giờ bạn dừng lại và lắng nghe cơ thể và trái tim của mình? Chắc hẳn đa số trong chúng ta ít khi nghĩ đến trường hợp này vì lầm tưởng trái tim của mình đang làm việc rất tốt đằng sau khoang ngực trái ấy. Nhưng bạn biết không, dù buồn vui hay lo toan căng thẳng, mỗi một trạng thái của cảm xúc đều ảnh hưởng đến trái tim của bạn. Những khi buồn trái tim phải căng mình truyền máu đến các tế bào đang bị tổn thương để xoa dịu cái sự buồn đấy. Ngược lại khi vui, các mạch máu như được dọn đường thông thoáng chỉ việc vận chuyển và lưu hành máu. Tim lúc này cũng không còn căng mình chống chọi nữa mà có thể nhẹ nhàng tiếp nhận và lưu thông máu một cách bình thường nhất.

trai tim khoe manh
Một trái tim khỏe mạnh

Không sai khi nói rằng nhịp tim chính là cửa sổ nơi sẽ hé lộ tình trạng sức khỏe của bạn. Nhịp tim mỗi độ tuổi con người sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau. Nhịp tim của trẻ nhỏ thường sẽ lớn hơn nhịp tim của người trưởng thành. Và nhịp tim của vận động viên thường nhỏ từ 40-60 lần/phút. Nhịp tim nhanh và chậm hơn so với tiêu chuẩn đều thể hiện sự trục trặn trong bộ máy vận hành của cơ thể. Do đó, thực sự cần thiết nếu bạn trang bị cho bản thân và gia đình thiết bị đo nhịp tim và huyết áp. Vì không phải cứ xảy ra vấn đề hay bệnh tật mới đo nhịp tim mà việc này cần được thực hiện thường xuyên. Chắc hẳn chúng ta sẽ không đủ thời gian để đến bệnh viện mỗi ngày. Vì thế Chăm nhà khuyên bạn nên có một nhân vật đo nhịp tim trong gia đình.

Ngày nay chúng ta không nhất thiết phải đến bệnh viện hay cơ sở y tế mới có thể đo được nhịp tim của mình. Công nghệ ngày một phát triển đã sản sinh ra các thiết bị đo nhịp tim và huyết áp hiện đại khiến cho việc đo nhịp tim tại nhà không chỉ trở nên dễ dàng mà còn đảm bảo tính chuẩn xác. Vậy bạn đã biết có những thiết bị đo nhịp tim và huyết áp nào tại nhà hay chưa? Cùng theo dõi bài viết sau của Chăm nhà để có cái nhìn bao quát về các thiết bị đo nhịp tim và huyết áp tại nhà nhé.

Nhịp tim ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhịp tim là tiêu chuẩn để chúng ta có dữ liệu trong việc phân tích và đánh giá tình hình sức khỏe của bản thân. Nhịp tim nhanh hay chậm hơn so với tiêu chuẩn đều là dấu hiệu của bệnh tật. Để hiểu hơn về điều này chúngta cần hiểu rõ cơ chế hoạt động của trái tim.

nhịp tim là tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe
Nhịp tim là tiêu chuẩn để đánh giá sức khỏe

Người ta thường đùa vui rằng bộ não điều khiển lý trí còn trái tim điều khiển cảm xúc. Tuy nhiên nếu xét theo khía cạnh khoa học, thì toàn bộ hoạt động suy nghĩ và hành vi đều do bộ não điều khiển. Vậy tim đóng vai trò gì trong cơ thể của chúng ta?

Trái tim hay còn gọi là quả tim, là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể sinh vật và đặc biệt là con người. Tim khác với gan phổi hay thận vì nó là một khối cơ rất đặc biệt (còn gọi là cơ tim) với khả năng đập liên hồi và độ đàn hồi dẻo dai. Cấu tạo này giúp tim luôn hoàn thành tốt vai trò của mình trong việc bơm oxy và máu giàu chất dinh dưỡng đi khắp mọi ngóc ngách tế bào mạch máu trong cơ thể. Nhờ có hoạt động này, cơ thể chúng ta luôn được duy trì sự sống. Dù đảm nhiệm vai trò quan trọng như vậy nhưng tim chỉ có kích thức nhỏ chỉ bằng nắm bàn tay và kích thước này tăng lên theo tỉ lệ thuận với sự trưởng thường của cơ thể.

Quả tim của chúng ta hoạt động theo cơ chế: nửa trên sẽ nhận máu từ phổi và tĩnh mạch chủ, sau đó nửa dưới của tim bơm máu vào động mạch phổi. Máu lúc này sẽ nhận Oxy và thải khí CO2 đồng thời bơm máu vào các động mạch chủ để nuôi toàn bộ cơ thể. Vì thế ta thường thấy tim sẽ đập liên tục gồm các động tác mở ra và đóng lại. Trung binhg mỗi ngày tim đập khoảng 100.000 lần, mỗi phút bơm được 5-6 lít máu. Nếu bạn vận động nhiều hoặc cường độ mạnh tim sẽ đập nhanh hơn bình thường (trung bình khoảng từ 90 đến trên 100 lần/phút) để đảm bảo bơm đủ lượng máu đi nuôi các bộ phận còn lại. Tim cũng đập nhanh hơn khi cơ thể bạn rơi vào trạng thái hồi hộp lo âu, cảm xúc thất thường. Ngược lại khi bạn ở trạng thái nghỉ ngơi, khi các cơ quan trong cơ thể không cần căng mình hoạt động thì quả tim lại có cơ hội đập chậm lại trung bình khoảng từ 50 đến 80 lần/phút. Vì thế mỗi ngày nếu không muón tim của bạn phải hoạt động quá sức, bạn không nên hoạt động liên tục trogn thời gian dài mà cần có khoảng thời gian thư giãn xen kẽ. Ở trạng thái nghỉ ngơi cũng là lúc tim reset lại hệ thống và tự chữa lành những hư tổn.

Huyết áp

Dựa vào sự hoạt động của quả tim, các bác sĩ đưa ra định nghĩa huyết áp nhằm theo dõi nhịp tim cũng như sự vận hành oxy và máu trong cơ thể. Huyết áp (cũng có thể đọc là áp huyết) là áp lực tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra dựa trên lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Do đó tim co bóp tốt hay không và lượng máu chảy về tim nhiều hay không tác động rất lớn đến chỉ số huyết áp.

Huyết áp cao hay thấp tùy thuộc vào sức lực co bóp của cơ tim và các hoạt động thể chất tinh thần của cơ thể. Đối với người trưởng thành không có bệnh lý nền, huyết áp thường rơi vào khoảng dưới 120/80 mmHg. Khi vận động với cường độ mạnh hay sử dụng các chất kích thíc, tim sẽ co bóp nhiều hơn nên huyết áp sẽ tăng lên. Bên cạnh đó huyết áp cao hay huyết áp thấp là sự ảnh hưởng của chế độ ăn uống và sinh hoạt của cơ thể. Nếu bạn là người thường xuyên hoạt động, có thói quen ăn uống sinh hoạt đúng đắn thì huyết áp của bạn sẽ luôn duy trì ở mức tiêu chuẩn. Trái lại, nếu bạn là người hay thức khuya, sử dụng rượu bia đồ uống có cồn cộng thêm bệnh lười vận động thì huyết áp sẽ gặp trục trặc. Cùng nhìn bảng phân tích dưới đây để hiểu hơn về điều này:

  • Bệnh lười vận động: chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với căn bệnh thời hiện đại này. Tại sao lại là căn bệnh của thời hiện đại? Bởi sự phát triển của khoa học kĩ thuật ngày một mạnh mẽ đã giúp con người thuận tiện hơn trong việc di chuyển cũng như công việc. Do đó con người ở thời đại này dần trở nên lười vận động. Khi làm việc thì ngồi quá lâu, lúc nghỉ ngơi lại nằm quá dài. Điều này lâu dần gây cản trở sự lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể. Không khó để đoán rằng bạn hay bị đau lưng, mỏi cơ, hay nhức đầu choáng váng mỗi lần đứng lên ngồi xuống? Nếu bạn đang gặp triệu chứng này thì lập tức thay đổi cách vận động của mình nhé.
  • Ăn uống sai: ngày xưa khi ngành công nghiệp thực phẩm còn chưa phát triển, con người thường tìm đến các loại thức ăn đơn sơ nhất như rau củ trái cây hay các sản phẩm từ động vật như trứng, thịt và sữa. Ngày nay khi nền công nghiệp đó đã gần như bước đến ngôi vị chiếm lĩnh thị trường thì ngày càng có nhiều thức ăn nước uống “sai” được tạo ra. Bạn có liệt kê được không, hay để Chăm nhà liệt kê cho bạn. Đứng đầu chắc hẳn phải kể đến các loại thức ăn nhanh nào là gà rán, khoai tây chiên, snack, pizza, thức ăn đóng hộp. Đã thế khi ăn chúng ta lại không quên kèm theo những thức uống như nước giải khát có gas, nước ngọt đóng chai, bia có cồn, rượu trái cây. Sự kết hợp được cho là “hoàn hảo” của giới trẻ như một con dao cắt dần cắt mòn năng lượng sống của cơ thể. Bên cạnh đó nếu bạn là người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ và các thức ăn chế biến sẵn chắc hẳn bạn cũng sẽ khó có một chỉ số huyết áp đẹp.
thức ăn nhanh gây bệnh béo phì
Thức ăn nhanh gây ra nhiều bệnh tật
  • Cảm xúc thất thường: một người được liệt kê và danh sách này là những người thường không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Họ dễ bị căng thẳng, lo âu khi gặp những trục trặc trong cuộc sống. Họ sống trong thế giới cảm xúc u buồn, chán nản trong thời gian dài. Hay có những lúc họ lại dễ tức giận và nổi cáu với mọi người xung quanh. Những trạng thái cảm xúc tiêu cực này đã tác động xấu lên sự hoạt động của tim và toàn bộ cơ thể. Khi con người ta chìm trong những cảm xúc tiêu cực sẽ quên mất chuyện ăn uống, quên cách thở đều và thậm chí không buồn vận động. Vì thế để có một cơ thể khỏe mạnh và một trí óc minh mẫn, hơn bao giờ hết bạn phải ý thức được cảm xúc của mình và điều khiển nó về đúng quỹ đạo. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, cảm xúc tiêu cực còn làm bạn trông già đi trông thấy đấy. Nhìn một con người khi mà họ cứ vui tươi yêu đời, bạn sẽ thấy gì?
  • Sinh hoạt sai cách: ngoài bệnh lười vận động đang chiếm lĩnh phần đông bộ phận, thì cách sinh hoạt sai cũng là một “bệnh” mà sức ảnh hưởng của nó đến sức khỏe là rất lớn. Bạn có thường xuyên thức khuya? Hay bạn là người thích ngủ nướng? À có phải bạn luôn dính lấy điện thoại? Cũng có thể bạn đang là người nghiện thuốc lá chăng?  Nếu bạn đang là đối tượng nằm trong những trường hợp mà Chăm nhà kể trên, bạn sẽ phải đón nhận những đau ốm bệnh tật nếu như không thay đổi ngay ngày hôm nay.

Huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Huyết áp được xem là tiêu chuẩn để phân tích và chuẩn đoán bệnh tật trong y học. Huyết áp được ví như sát thủ thầm lặng với cơ thể vì nó diễn biến trong thầm lặng và đôi khi bị con người bỏ quên. Các thay đổi về huyết áp đôi khi không thể hiện triệu chứng ra bên ngoài hoặc thể hiện không rõ ràng khiến quá trình phát hiện bệnh bị ảnh hưởng. Nắm được nguyên tắc vàng này, ngành y tế đã chia huyết áp ra thành hai loại: huyết áp cao và huyết áp thấp.

Để đánh giá huyết áp của bạn là cao hay thấp còn phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Cùng nhìn vào bảng chỉ số huyết áp tiêu chuẩn dưới đây:

Độ tuổiChỉ sổ huyết áp tiêu chuẩnNhịp tim
Tuổi thiếu nhi 5-12 tuổi95-10/60-6560-120
Tuổi thiếu niên 13-17 tuổi100-110/60-6560-70
Tuổi thanh niên 18-40 tuổi110-120/65-7065-70
Tuổi trung niên 41-59tuổi120-130/70-8070-75
20-40 tuổi130-140/80-9070-80
Bảng theo dõi nhịp tim và huyết áp từng độ tuổi

Nếu chỉ số chênh lệch từ 3-5mmHg so với tiêu chuẩn thì được gọi là huyết áp thấp hoặc huyết áp cao. Tại sao cần quan tâm đến huyết áp thấp hay huyết áp cao? Chỉ số huyết áp cao hơn hay thấp hơn chỉ số tiêu chuẩn cho thấy rằng tim đang hoạt động không ổn định theo cơ chế của nó. Nếu áp lực cơ tim bơm máu đến các động mạch yếu sẽ thể hiện lên áp huyét thấp hơn và ngược lại, tim liên tục co bóp hết công suất sẽ làm huyết áp của bạn cao hơn bình thường. Sở dĩ tim lại hoạt động quá nhanh hay quá chậm so với cường độ tiêu chuẩn của nó vì cơ thể bạn đang gặp các vấn đề không tốt như thiếu máu, các bệnh lý tuyến giáp, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, suy thận, các bệnh tim mạch như thừa cholesterol, xơ vữa động mạch. Mà nguyên nhân gây ra bệnh tật lại đến từ chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ và sai cách.

1. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là chỉ số huyết áp thấp hơn so với tiêu chuẩn. Nếu so sánh với huyết áp cao,huyết áp thấp trước mắt không gây ra nguy cơ đến tính mạng các bệnh về tim, tắc nghẽn động mạch, tai biến mạch máo não, đột quỵ. Tuy nhiên dù nó là huyết áp thấp thì bản thân nó cũng đã thể hiện những rối loạn bên trong cơ thể.

Huyết áp thấp được chia thành hai loại do tác nhân tác động:

  • Huyết áp thấp do di truyền từ gia đình, hoặc sống trên vùng núi cao.
  • Huyết áp thấp do các bệnh lý gây nên: suy giảm chức năng tim, thận, gan, tuyến giáp, hệ thống thần kinh.

Mặc dù bệnh lý huyết áp thấp tạm thời chưa gây ra những căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao như bệnh lý huyết áp cao. Tuy nhiên những rối loạn nhịp tim dẫn đến huyết áp thấp cũng khiến cho người bệnh không ít lần đứng ngồi không yên. Sau đây là những biểu hiện khi người bệnh bị huyết áp thấp:

  • Hoa mắt chóng mặt: triệu chứng này xuất hiện khi bạn thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột. Hoặc khi bạn vừa thức giấc lại ngồi dậy hoặc đi lại đột ngột. Lúc này cơ thể chưa kịp hoạt động trở lại nên máu chưa lưu thông lên não kịp thời gây nên cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng.
Đau nhức đầu là triệu chứng của bệnh lý huyết áp thấp
Đau nhức đầu là triệu chứng của bệnh lý huyết áp thấp
  • Nhức đầu: đau nhức đầu chắc hẳn là một triệu chứng thường gặp ở người trưởng thành do căng thẳng, áp lực công việc, không khí bí bách, thay đổi thời tiết, chế độ ăn không lành mạnh. Khi bạn vận động mạnh một cách đột ngột cũng gây nên tình trạng nhức đầu vì máu không kịp đưa lên não. Đau nhức đầu không hẳn là một triệu chứng nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này xảy ra liên tục và cơn đau ngày càng tăng thì là báo hiệu cho những căn bệnh nguy hiểm.
  • Ngất xỉu: huyết áp thấp là do tim không đủ máu để nuôi dưỡng toàn bộ hệ thống trong cơ thể. Khi không đủ lượng máu cũng giống như không đủ năng lượng sống, các bộ phận sẽ hoạt động trì trệ gây nên tình trạng mệt mỏi. Một số trường hợp do huyết áp quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, chân tay bủn rủn thậm chí là ngất xỉu.
  • Giảm tập trung: huyết áp thấp khiến lượng máu đi nuôi tế bào não cũng ít lại nên đôi lúc bạn sẽ cảm thấy không tập trung. Các tế bào não không được cung cấp đủ máu và oxy sẽ hoạt động ngưng trệ khiến cơ thể mệt mỏi khó tập trung. Bên cạnh đó, bệnh lý thiếu máu còn khiến mắt bị mờ, da lạnh và nhợt nhạt.
  • Nhịp tim nhanh: Tim co bóp nhiều và nhanh liên tục chứng tỏ nguồn máu mà tim nhận được không đủ. Do đó tim phải co bóp nhiều hơn nữa để bơm máu vào các động mạch nuôi sống các tế bào. Khi huyết áp tụt xuống thấp, bạn cảm thấy như bị khó thở, thở nhanh nhưng nông hơn. Điều này làm tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù lại phần đã thiếu gây nên triệu chứng nhịp tim nhanh và thở gấp.
  • Buồn nôn: một trong những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân huyết áp thấp là cảm giác buồn nôn. Cảm giác này cũng có thể đến khi bệnh nhân đang đói và nhất là khi đang no. Vì khi mới ăn xong, cơ thể dồn máu đến bao tử để tiêu hóa thức ăn. Người huyết áp thấp lại thường bị thiếu máu nên những lúc ấy, cơ thể sẽ cảm thấy khá mệt mỏi và buồn nôn. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bổ sung chế độ ăn giàu vitamin khoáng chất đặc biệt là sắt. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và là căn nguyên của bệnh lý huyết áp thấp.

2. Huyết áp cao

Bệnh lý huyết áp cao xảy đến khi bệnh nhân có chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trường cao hơn so với tiêu chuẩn. Đối với những người khỏe mạnh, máu sẽ di chuyển trong thành mạch một cách thông suốt và tạo một áp lực bình thường lên thành mạch. Khi đó người bệnh sẽ có chỉ số huyết áp nằm trong tiêu chuẩn. Khi lượng máu tác động quá mạnh lên thành mạch sẽ tạo áp lực lớn ép lên thành động mạch. Quá trình này khiến cho động mạch của chúng ta bị tổn thương và dễ hình thành mô sẹo khi nó lành lại. Các mảng bám trong mạch máu sẽ dính vào mô sẹo lâu dần gây xơ cứng và thu hẹp diện tích của các động mạch. Lúc này khi tim bơm máu đến các động mạch, máu sẽ khó lưu thông hơn bình thường.

Huyết áp cao được coi là sát thủ thầm lặng âm thầm gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Các biến chứng đó phải kể đến như:

  • Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: người bị huyết áp cao có nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao. Áp lực của máu đập vào thành động mạch quá lớn lâu dần gây xơ cứng động mạch. Điều này làm máu bị tắc nghẽn không đến nuôi các cơ quan trong cơ thể kịp thời. Một cơn huyết áp cao xảy đến đột ngột có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân. Do đó việc làm rất cần thiết của mỗi người chúng ta là kiểm soát huyết áp thật tốt.
  • Biến chứng não: khi động mạch trở nên xơ cứng, quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn khiến não không nhận đủ máu. Bộ não nếu không nhận đủ máu sẽ gây nên tình trạng xuất huyết não, nhồi mãu não hay giảm trí nhớ.
  • Rối loạn chuyển hóa: tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây rối loạn các chuyển hóa trong cơ thể như tăng nồng độ insulin, tăng mỡ, rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Suy thận: Quá trình máu lưu thông tạo nên áp lực quá lớn lên các mạch máu, trong đó có mạch máu ở thận. các mạch máu ở thận bị hẹp lại có thể gây suy thận và rối loạn chức năng thận như tiểu đêm, ngủ ngáy, đau thắt lưng,…
  • Xuất huyết võng mạc: áp lực do máu tạo lên các thành mạch có thể gây đứt mạch máu ở mắt. Tăng huyết áp đột ngột hoặc diễn biến lâu dần dãn đến các bệnh lý nguy hiểm về mắt. Thậm chí mắt có thể bị mù lòa do vỡ mạch máu và không đủ máu nuôi các tế bào mắt.

Theo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, số người có biểu hiện của bệnh lý tăng huyết áp và tim mạch chiếm 25% dân số. Đặc biệt con số này đang có xu hướng trẻ hóa. Tức là tỉ lệ người trẻ, đang độ tuổi lao động mắc bệnh này đang dần chiếm con số khá cao. Điều đáng nói hơn, cao huyết áp là căn bệnh thầm lặng ít khi biểu hiện ra ngoài nhưng lại dẫn đến các biến chứng cực kì nguy hiểm. Theo thống kê, có đến 52% người mắc bệnh cao huyết áp nhưng không biết mình bị bệnh, gần 40% bệnh nhân đã và đang có dấu hiệu của bệnh cao huyết áp những chưa điều trị đúng cách, con số 64% cao nhất thuộc về nhóm người đang bị bệnh nhưng quá trình điều trị chưa ổn định, chỉ số chưa về mức tiêu chuẩn.

Những con số thống kê ở trên báo động tỉ lệ người bị huyết áp cao đang tăng dần, trong đó những người chưa phát hiện bệnh cũng là đang chiếm tỉ lệ  khá cao. Tuy rằng cao huyết áp khó quan sát bằng mắt thường nhưng theo thống kê, một số biểu hiện quan trọng giúp người bệnh tự nhận biết phải kể đến là:

  • Đau nhức đầu, chóng mặt, ù tai lâu ngày
  • Xuất hiện một số cơn đau tim hoặc cảm thấy nhồi ở tim
  • Hay hồi hộp, đánh trống ngực
  • Da mặt đỏ ửng xuất hiện trong thời gian dài
  • Rối loạn một số chức năng thận như hay tiểu đêm, mất ngủ, đau nhức cơ chân hoặc vùng thắt lưng
  • Chuyển hóa gan bị rối loạn gây nên các triệu chứng chán ăn, ăn không ngon miệng, cảm xúc thất thường dễ nổi cáu.

Như vậy theo phân tích và thống kê ở trên, chúng ta đã nhận biết được các triệu chứng nguy hiểm của căn bệnh rối loạn huyết áp. Dù là huyết áp thấp hay huyết áp cao, một khi đã rối loạn sẽ gây hại cho sức khỏe và cả tính mạng của bạn. Tuy vậy, một trong số những sai lầm của bệnh nhân dẫn đến bệnh trầm trọng là không phát hiện sớm. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta rất ít khi đi khám bệnh định kỳ hoặc không thường xuyên theo dõi cơ thể mình. Để đến khi phát hiện bệnh thì đã ở tình trạng nguy cấp hoặc quá muộn.

Đến đây, chắc hẳn húng ta cũng đã nhìn thấy rõ sự nguy hiểm của bệnh lý huyết áp. Nhịp tim và huyết áp là căn nguyên gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến sức khỏe và cả tính mạng của chúng ta. Vì thế, hơn bao giờ hết, chúng ta cần có biện pháp bảo vệ và theo dõi sức khỏe thường xuyên nhất có thể. Chăm nhà biết có rất nhiều người trong chúng ta quá bận rộn với những lo toan trong cuộc sống. Có thể một tháng hay ba tháng, thậm chí cả năm nay bạn chẳng kịp đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Mặc dù vậy nhưng đừng quá lo lắng, hôm nay Chăm nhà ở đây là để giúp bạn.

Như Chăm nhà đã phân tích ở trên, nhịp tim và huyết áp là hai yếu tố quan trọng rất cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Nếu bạn là người bận rộn không có thời gian đến bệnh viện hay cơ sở y tế nhiều lần. Hay bạn đang có người thân không may mắc bệnh lý huyết áp. Thì có một cách rất dễ dàng nhưng hiệu quả Chăm nhà muốn giới thiệu đến bạn, đó chính là thiết bị đo nhịp tim và huyết áp tại nhà.

Thiết bị đo nhịp tim và huyết áp tại nhà

Công nghệ ngày một hiện đại đã cho ra đời những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, trong đó phải kể đến các thiết bị đo nhịp tim và huyết áp tại nhà. Thiết bị đo nhịp tim tại nhà đã giúp người dùng có thể dễ dàng kiểm tra chỉ số huyết áp và nhịp tim của mình bất kể họ đang ở đâu mà không nhất thiết phải ghé bệnh viện nhiều lần. Không những thế, thiết bị đo nhịp tim và huyết áp còn là sản phẩm quan trọng góp phần phát hiện sớm những bệnh lý huyết áp cao, huyết áp thấp và rối loạn nhịp tim mà chúng ta thường bỏ quên.

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều nhân tố hỗ trợ đo nhịp tim và huyết áp hiệu quả như máy đo nhịp tim, đồng hồ đo nhịp tim, máy đo huyết áp, máy đo huyết áp điện tử, máy đo huyết áp cổ tay, máy đo huyết áp cơ. Các thiết bị này đều ứng dụng công nghệ hiện đại và cho ra kết quả chuẩn xác. Tuy nhiên mỗi thiết bị sẽ có những đặc tính cũng như cơ chế hoạt động riêng. Sau đây, Chăm nhà sẽ phân tích để bạn nắm rõ hơn về thông tin của các thiết bị đo nhịp tim tại nhà.

1. Máy đo huyết áp cơ

Giới thiệu máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp cơ là thiết bị chúng ta thường thấy trên đôi vai của người bác sĩ. Đúng vậy, máy đo huyết áp cơ được dùng phổ biến nhất trong các bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế. Thiết bị đo nhịp tim và huyết áp này cho ra kết quả chuẩn xác dựa trên những nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Máy đo huyết áp cơ như tên gọi của nó, là thiết bị sẽ tạo ra một áp lực lớn lên bắp tay nhằm ngăn chặn sự chuyển động của dòng máu để lấy được con số về nhịp tim và huyết áp của người bệnh.

máy đo huyết áp cơ
Máy đo huyết áp cơ

Cấu tạo của máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp cơ có cấu tạo khá đơn giản từ các bộ phận: vòng bít, đồng hồ đo, quả bóp cao su và ống nghe.

Bộ phậnCông dụng
  Vòng bítVòng bít được nối với ống cao su bằng một ống dẫn khí. Bộ phận này được làm bằng vải và thường có kích cỡ khác nhau để phù hợp với bắp tay người bệnh.
  Đồng hồ đoTại đây là nơi thể hiện các chỉ số về huyết áp. Đồng hồ đo được thiết kế chạy bằng kim.
  Quả bóp cao suCó hình dạng như một trái táo nhỏ, được làm từ chất liệu cao su. Quả bóp có tác dụng truyền hơi vào vòng bít để tạo ra áp lực lên bắp tay người bệnh khi đo.
  Ống ngheĐây là bộ phận quan trọng, giữ vai trò khuếch đại âm thanh giúp bác sĩ dễ dàng lắng nghe nhịp đập của trái tim.
Bảng cấu tạo máy đo huyết áp cơ

Nguyên lý hoạt động máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp cơ là thiết bị đo nhịp tim và huyết áp sử dụng nguyên lý cơ học như tên gọi của nó. Khi đeo vòng bít vào bắp tay người bệnh, bác sĩ sẽ bóp quả bóp cao su dẫn khí vào tạo nên một áp lực lớn. Áp lực này sẽ khiến vòng bít dần dần siết lại và cản trở dòng máu đi qua.

Sau khi siết chặt vòng bít đến một mức độ nhất định, bác sĩ sẽ mở van để khí thoát hết ra ngoài và lúc này áp lực đã dần dần giảm xuống cũng là lúc thúc một lần đo. Trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị kết quả áp huyết tâm thu và áp huyết tâm trương. Còn nhịp tim bác sĩ sẽ nghe được trong quá trình tăng áp lực lên mạch máu và chuẩn đoán nhịp tim nhanh hay chậm.

Máy đo huyết áp cơ có tốt không?

Máy đo huyết áp cơ thường được sử dụng trong các sơ sở y tế dưới sự điều khiển của các bác sĩ, y tá có chuyên môn. Mặc dù thao tác trên máy đo huyết áp cơ rất đơn giản nhưng nếu không biết cách sử dụng và đọc kết quả, có thể sẽ cản trở quá trình đo và đọc kết quả của bệnh nhân. Máy đo huyết áp cơ có giá cả rất hợp lý. Chỉ từ 300 ngàn đồng bạn có thể sắm ngay em nó để đo huyết áp cho gia đình.

Nếu máy đo huyết áp cơ đang là đối tượng sản phẩm bạn hướng đến, thì bảng phân tích một số ưu nhược điểm sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn.

Ưu điểmNhược điểm
Có độ bền cao, chống lại được các va đập mạnhCần có chuyên môn về cách vận hành máy cũng như cách đọc chỉ số huyết áp trên mặt đồng hồ.
Sử dụng cơ học nên tiết kiệm các nguồn năng lượng như pin, nguồn điện.Kiểm tra đồng hồ đo thường xuyên tránh các sai số
Kết quả chính xác và độ tin cậy caoKo thể hiện kết quả số đo nhịp tim mà chỉ nhận biết được nhanh hay chậm thông qua nhịp đập.
Giá rẻ hợp túi tiền người dùng 
Bảng ưu nhược điểm máy huyết áp cơ

2. Máy đo huyết áp điện tử

Máy đo huyết áp điện tử là máy đo nhịp tim và huyết áp ứng dụng công nghệ hiện đại. Chỉ cần một nút trên máy là máy sẽ tự động thổi khí siết chắt vòng bít và thực hiện đo huyết áp cho người dùng.

2.1 Tính năng của máy đo huyết áp điện tử

máy đo huyết áp bắp tay
Máy đo huyết áp bắp tay

Máy đo huyết áp điện tử trước hết là thiết bị sử dụng rất dễ dàng hầu như ai cũng có thể sử dụng được. Khi kết thúc một lần đo, máy cho ra kết quả đầy đủ 3 chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhịp tim hiển thị trên màn hình. Người dùng chỉ cần khởi động máy, nhấn nút chức năng và ghi lại kết quả trên màn hình mà không cần phải chuyên môn nhất định như máy đo huyết áp cơ.

Hiển thị kết quả nhanh chóng

Máy đo huyết áp điện tử có tính năng cho ra kết quả đo rất nhanh sau khi đo. Thông thường chỉ mất chưa đến 2 phút cho mỗi lần đo và đọc kết quả.

Cảnh báo nhịp tim

Máy đo huyết áp điện tử có hệ thống cảnh báo người dùng khi đo thấy nhịp tim của họ vượt quá tiêu chuẩn. đây là tính năng hầu như có mặt trên các máy đo huyết áp điện tử. khi nhịp tim và huyết áp cao hơn so với tiêu chuẩn, biểu tượng nhịp sẽ nhấp nháy trên màn hình nhằm thông báo cho người dùng biết.

Tự động bơm áp suất

Nếu như máy đo huyết áp cơ cần bóp để tạo lực lên vòng bít, thì với máy đo huyết áp điện tử, chúng ta sẽ giảm bớt được công đoạn này. Thiết bị này sử dụng công nghệ hiện đại, tự động bơm mức áp suất phù hợp để đo nhanh, chính xác nhưng vẫn tạo sự thoải mái cho người dùng.

Đo lại nhiều lần

Trên máy đo huyết áp điện tử, người dùng có thể cài đặt tính năng đo lại 2-3 lần trong một lần sử dụng. Khi thực hiện đo lại 2-3 lần, máy sẽ tự động cho ra kết quả trung bình của những lần đó đó nhằm mang đến cho người dùng con số chính xác nhất. Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy cũng rất dễ dàng. Trên màn hình máy đo huyết áp điện tử sẽ thể hiện theo thứ tự chỉ số áp huyết tâm trương, áp huyết tâm thu và dưới cùng là nhịp tim.

Lưu trữ dữ liệu

Hầu hết máy đo huyết áp điện tử đều có bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu của những lần đo trước. Tính năng này giúp người dùng dễ dàng kiểm tra và theo dõi huyết áp cũng như nhịp tim của mình hằng ngày.

Một số hãng sản xuất kết hợp thêm tính năng kết nối với ứng dụng trên điện thoại giúp người dùng thuận tiện hơn khi xem lại và theo dõi chỉ số của mình thường xuyên. Từ đó đưa ra được các đánh giá về tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình.

Báo động cử động khi đo

Tính năng này được thiết kế để thông báo đến người dùng khi họ cử động nhiều trong khi đo. Sở dĩ như vậy vì huyết áp và nhịp tim sẽ thay đổi liên tục khi chúng ta cử động, đặc biệt là những người rối loạn nhịp tim. khi phát hiện người dùng của mình cử động nhiều, máy đo huyết áp điện tử sẽ cảnh báo bằng đèn nhấp nháy hoặc dừng hẳn quá trình đo.

Việc chúng ta cử động nhiều hoặc ngồi sai tư thể cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đo. Tư thế chuẩn cho mỗi lần đo là ngồi thẳng, hai chân song song với nhau, bàn chân thẳng nằm trên sàn nhà, hít thở đều và không cử động tay nhiều.

Máy đo huyết áp điện tử có mấy loại?

may do huyet ap co tay
Máy đo huyết áp cổ tay

Hiện nay trên thị trường Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, chúng ta thường thấy 2 loại máy đo huyết áp điện tử là: máy đo huyết áp cổ tay và máy đo huyết áp bắp tay. Về công dụng cũng như tính năng thì hầu như hai chiếc máy này đều sở hữu những tính năng ưu việt như nhau. Tuy nhiên do khác nhau ở vị trí đo nên sự chính xác của kết quả đo cũng khác nhau một chút, cụ thể:

Máy đo huyết áp cổ tayMáy đo huyết áp bắp tay
Thiết kế nhỏ gọn dễ dàng mang theo bên mình Đo được mọi lúc mọi nơi Kết quả có tính chính xác cao
Vị trí cổ tay mạch thường đập yếu hơn so với bắp tay nên sẽ khó thực hiện hơn.Ví trí bắp tay mạch đập rõ ràng, dễ dàng thao tác đo.
Bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa máy đo huyết áp cổ tay và bắp tay

Máy đo huyết áp điện tử là thiết bị đo nhịp tim và huyết áp hiệu quả, tiện lợi và cho ra kết quả chính xác. Khác với máy đo huyết áp cơ, cách đo huyết áp trên máy đo huyết áp điện tử cực kỳ dễ dàng và có thể theo dõi đầy đủ cả 3 chỉ số huyết áp tâm trương,huyết áp tâm thu và nhịp tim. Với những ưu điểm trên, máy đo huyết áp điện tử được khá nhiều tin dùng và lựa chọn.

Vậy câu hỏi đặt ra là máy đo huyết áp nào tốt? Hiện nay thị trường có rất nhiều dòng máy đến từ các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên người dùng phải hết sức tỉnh táo khi lựa chọn, tránh các hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Để hạn chế các rủi ro về chất lượng máy, chúng ta nên chọn ác thương hiệu máy đo huyết áp điện tử uy tín và nổi tiếng, đã được sự công nhận của các chuyên gia và cộng đồng như máy đo huyết áp Omron, máy đo huyết áp Microlife, máy đo huyết áp Ensure Gold, máy đo huyết áp Beurer, máy đo huyết áp Citizen và một số thương hiệu khác. Giá máy đo huyết áp dao động từ 700.000 đến hơn 1 triệu đồng.

3. Đồng hồ đo nhịp tim

Một thiết bị đo nhịp tim chất lượng không hề kém cạnh không thể không nhắc đến đó là đồng hồ đo nhịp tim. Về bản chất nó là một chiếc đồng hồ thông minh có tích hợp tính năng đo nhịp tim và huyết áp. Tính năng này giúp người dùng dễ dàng đo nhịp tim và huyết áp của mình mọi lúc mọi nơi. Từ đó có thể theo dõi sức khỏe và sớm phát hiện những bất thường trong hệ thống tim mạch.

Nguyên lý hoạt động

đồng hồ thông minh thiết bị đo nhịp tim và huyết áp hiệu quả tại nhà
Đồng hồ thông minh đo nhịp tim và huyết áp

Chức năng đo nhịp tim trên đồng hồ thông minh rất khác so với máy đo huyết áp cơ hay máy đo huyết áp điện tử mà Chăm nhà đã phân tích ở trên. Đồng hồ đo nhịp tim sử dụng nguyên lý quang học. Đó là mặt dưới của chiếc đồng hồ thông minh sẽ có bộ cảm ứng hồng ngoại lục sắc. Điều này dựa trên đặc điểm sinh học của máu có màu đỏ nên sẽ phản xạ lại ánh sáng màu đỏ và hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Bộ phận đèn LED màu xanh lục cùng diode cảm quang nhạy bén có nhiệm vụ phát hiện lượng máu chảy qua mạch ở cổ tay. Khi tim chúng ta đập, lượng máu lưu thông về cổ tay cũng nhiều hơn. Lúc này ánh sáng xanh ở bộ cảm biến được hấp thụ nhiều hơn. Mỗi lần đo, chúng ta thường thấy có tia sáng phát ra rất nhanh,đó chính là đèn LED chớp háng trăm lần/giây. Điều này diễn ra nhằm mục đích tính toán nhịp tim đập bao nhiêu lần mỗi phút.

Một số thương hiệu công nghệ nổi tiếng như Omron Samsung, Apple, Xiaomi, Fibit,… còn trang bị thêm cho đồng hồ thông minh của họ tính năng đo huyết áp. Từ việc sử dụng bộ cảm ứng hồng ngoại đến các thuật toán thông minh của mình, đồng hồ thông minh của họ có thể tính toán nhịp tim, huyết áp, thậm chí là nồng độ oxy trong máu.

Dễ dàng sử dụng

Đồng hồ thông minh là thiết bị đo nhịp tim và huyết áp khá chuẩn xác và dễ dàng sử dụng. Bạn chỉ cần đeo nó trên tay, truy cập vào ứng dụng sức khỏe trên đồng hồ và thực hiện thao tác đo như sự hướng dẫn của hệ thống. Thiết bị đo nhịp tim và huyết áp này cũng có khả năng đưa ra kết quả với 3 chỉ số huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu và nhịp tim.

Kết quả khả quan

Đồng hồ đo nhịp tim vận dụng nguyên lý quang học trong việc nhận diện nhịp tim nên cho ra kết quả khả chính xác. Hơn thế nữa, thiết bị đo nhịp tim và huyết áp này sử dụng vô cùng tiện lợi. Đơn giản chỉ là đeo như chiếc đồng hồ bình thường và khởi động chương trình đo nhịp tim và huyết áp những lúc cần thiết.

Đồng hồ thông minh có chức năng như một thiết bị đo nhịp tim và huyết áp hiện nay rất phổ biến trên thị trường với các thương hiệu nổi tiếng như đồng hồ thông minh Samsung, đồng hồ thông minh Apple, đồng hồ thông minh

4. Vòng đeo tay thông minh

Vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm và ưu tiên hàng đầu nhất là trong thời hiện đại. Thực tế đã cho thấy, cuộc sống càng hiện đại thì con người cũng dễ mắc các căn bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp. Mà nguyên nhân bắt nguồn từ thực phẩm, môi trường, không khí, công việc. Vì lí do này, các nhà khoa học đã làm việc không biết mệt mỏi để sáng tạo ra những sản phẩm vì sức khỏe người dùng.

vòng đeo tay thông minh
Vòng đeo tay thông minh

Cũng giống như đồng hồ thông minh, vòng đeo tay thông minh cũng là sản phẩm sử dụng nguyên lý tương tự để đo nhịp tim và huyết áp. Thiết bị đo nhịp tim và huyết áp này sở hữu thiết kế giống với đồng hồ thông minh với các tính năng nổi bật là:

  • Là thiết bị đo nhịp tim và huyết áp sử dụng công nghệ hiện đại, cho kết quả chính xác đến 80-90%.
  • Dễ dàng sử dụng không cần thao tác quấn vòng bít hay bóp quả cao su như máy đo huyết áp chuyên dụng. Chỉ cần đeo vào tay và thao tác thì nó sẽ tự động đo đạc cho người dùng. Dù là trẻ nhỏ, người lớn hay người già đều có thể sử dụng.
  • Tính năng hỗ trợ sức khỏe đa dạng bao gồm đếm bước chân, tính lượng Calo đã tiêu thụ, theo dõi giấc ngủ, nhắc nhở quản lý người dùng trong việc đi lại và vận động tránh ngồi lâu ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Có thể kết nối với điện thoại để tiện theo dõi tiến độ sức khỏe.
  • Có khả năng chống nước và va đập tốt.
  • Tùy từng thương hiệu vòng đeo tay thông minh thường sẽ có thời lượng sử dụng pin dài ngày, từ 3 ngày đến 15 ngày.

Nếu bạn là người bận rộn nhưng vẫn muốn theo dõi sức khỏe hàng ngày, bạn có thể dùng vòng đeo tay thông minh. Không chỉ đóng vai trò là một người trợ lý trong vấn đề sức khỏe, vòng đeo tay thông minh còn là một phụ kiện thời trang và hiện đại. Thiết bị đo nhịp tim và huyết áp này trên thị trường thường có giá vừa phải, dao động từ 400 ngàn đến hàng triệu đồng tùy thương hiệu và tính năng. Bạn có thể tham khảo sử dụng vòng đeo tay thông minh của các thương hiệu như vòng đeo tay thông minh Samsung, vòng đeo tay thông minh Apple, vòng đeo tay thông minh Wonlex, vòng đeo tay thông minh Xiaomi và các thương hiệu nổi tiếng khác.

Lời kết

rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe
Chạy bộ nâng cao sức khỏe

Như vậy với các thông tin mà Chăm nhà phân tích ở trên chắc hẳn bạn đã có thông tin đầy đủ về tầm quan trọng của tim mạch và huyết áp đối với cơ thể, cũng như các thiết bị đo nhịp tim và huyết áp tốt nhất. Trước khi mua bất kì sản phẩm nào, Chăm nhà khuyên bạn nên tìm hiểu kĩ thông tin,tính năng và tính thiết yếu của sản phẩm. Chúng ta không nên đua theo thị trường và các quảng cáo nếu như không đủ minh mẫn và sáng suốt. Chăm nhà tin rằng, giá trị mà Chăm nhà mang đến cho khách hàng của mình luôn là những cái nhìn đúng đắn và thiết yếu nhất. Chúc bạn có một sức khỏe như bạn đã từng mơ ước!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Chăm Nhà - chamnha.com
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0